The Soda Pop
VUNGOCSON94.WAP.SH
|
Đề Cương Ôn Tập Địa Lý 12 Học Kì 2

Câu 1: Xu hướng chuyển dị chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu thành phần kinh tế và cơ cấu lãnh thổ kinh tế nước ta trong thời kì đổi mới
* Chuyển dịch cơ cấu ngành KT
- Giảm tỉ trọng ngành nông – lâm – ngư nghiệp, Tăng tỉ trọng ngành công nghiệp – xây dựng, Ngành dịch vụ chiếm tỉ trọng cao nhưng chưa ổn định
+ Trong nội bộ từng ngành
- Nông nghiệp: Giảm tỉ trọng ngành trồng trọt, Tăng tỉ trọng ngành chăn nuôi, Ngành dịch vụ nông nghiệp chưa ổn định
- Công nghiệp: Giảm tỉ trọng ngành công nghiệp khai thác, Tăng ti trọng ngành công nghiệp chế biến
- Dịch vụ: Cơ sở hạ tầng đô thị ngày càng phát triển
* Chuyển dịch cơ cấu thành phần KT
- Giảm tỉ trọng KT nhà nước nhưng vẫn giữ vai trò chủ đạo
- Giảm tỉ trọng KT ngoài nhà nước, tăng tỉ trọng KT tư nhân
* Chuyển dịch cơ cấu theo lãnh thổ
+ Nông nghiệp: Hình thành các vùng chuyên canh nông nghiệp
+ Công nghiệp: Hình thành khu công nghiệp tập trung, khu chế suất
+ Có vùng kinh tế trọng điểm: Phía Bắc, Miền Trung, Phía Nam

Câu 2 Nêu Những thuận lợi và khó khăn cuả nền nông nghiệp nhiệt đới nước ta? Phân biệt sự khác nhau giữa nền nông nghiệp cổ truyền và nền nông nghiệp hành hóa.
a. Thuận lợi và khó khăn của nền nông nghiệp nhiệt đới nước ta là:
* Thuận lợi:
+ Địa hình và đất trồng cho phép đa dạng hóa các loại hình canh tác.
- Trung du miền núi bắc bộ: địa hình đồi núi, đất feralit thuận lợi Trồng cây công nghiệp lâu năm, chăn nuôi gia súc
- Đồng bằng , đất phù sa: Trồng cây công ngắn ngày, chăn nuôi lợn, gia cầm.
+ Nguồn nước: dồi dào thuận lợi cho cây trồng và vật nuôi phát triển, tạo điều kiện phát triển ngành thủy sản
+ Khí hậu: nhiệt đới ẩm gió mùa có sự phân hóa rõ rệt là điều kiện đa dạng hóa cơ cấu cây trồng vật nuôi, tạo khả năng xen canh tăng vụ, tạo thế mạnh khác nhau giữa các vùng.
* Khó khăn:
- Tính bấp bênh của mùa vụ trong nông nghiệp, sâu bệnh.
- Thiên tai, bão lũ.
b. Phân biệt nền nông nghiệp cổ truyền và nền nông nghiệp hàng hóa:
- Nền nông nghiệp cổ truyền
+ Mục đích: Tiêu dùng tại chỗ, tự cung tự cấp
+ Quy mô: Nhỏ
+ Trang bị: Thô sơ, kém hiệu quả, cồng kềnh
+ Hướng chuyên canh: Đa canh
+ Hiệu quả: Năng suất lao động thấp
+ Phân bố: Phổ biến nhiều vùng trên cả nước
- Nền nông nghiệp hàng hóa
+ Mục đích: Tạo ra nhiều nông sản quan trọng hơn là tạo nhiều lợi nhuận, người lao động quan tâm đến năng suất
+ Quy mô: Lớn
+ Trang bị: Máy móc hiện đại
+ Hướng chuyển dịch: Thâm canh
+ Hiệu quả: Hàng hóa phong phú đa dạng về thành phần và số lượng.
+ Phân bố: Nhiều vùng có hệ thống sản xuất hàng hóa, các vùng gần trục giao thông và thành phố lớn

Câu 3 Việc phát triển cây công nghiệp ở nước ta có những thuận lợi và khó khăn gì?Tại sao cây công nghiệp lại đóng vai trò quan trọng nhất trong cơ cấu sản xuất cây công nghiệp? Hãy trình bày tình hình phân bố cây công nghiệp ở nước ta.
a.Thuận lợi và khó khăn trong việc phát triển cây công nghiệp
* Thuận lợi:
- Diện tích đất Badan tập trung trên một diện tích rộng thuận lợi cho việc hình thành các vùng chuyên canh.
- Khí hậu nóng ẩm, cận xích đạo, nguồn nước dồi dào, nhiều loại đất phù hợp với cây công nghiệp
- Nguồn lao động dồi dào, Công nghiệp chế biến đã hình thành và phát triển, nhu cầu thị trường trong và ngoài nước lớn.
* Khó khăn:
- Khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều dễ gây xói mòn đất, sâu bệnh, hạn hán, lũ lụt….
- Thị trường thế giới biến động, sản phẩm cây công nghiệp chưa đáp ứng được những yêu cầu của thị trường khó tính
b. Cây công nghiệp đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu sản xuất cây công nghiệp là vì:
- Giá trị sản xuất cây công nghiệp lâu năm chiếm tỷ trọng cao nhất trong giá trị sản xuất cây công nghiệp.
- Đáp ứng được thị trường tiêu thụ, nhất là xuất khẩu đem lại giá trị cao như: cafe, cao su, hồ tiêu, điều….
- Việc hình thành các vùng chuyên canh quy mô lớn góp phần giải quyết được việc làm, nâng cao thu nhập người dân, nhất là trung du miền núi , hạn chế du canh du cư.
- Cung cấp nguyên nhiên liệu cho công nghiệp chế biến.
c. Tình hình phân bố cây công nghiệp của nước ta.
- Tổng diện tích 2,5 triệu ha năm 2005
- Cơ cấu:
+ Cây công nghiệp lâu năm có diện tích bằng 1,6 triệu ha ( chiếm 65%)
- Cây cà phê: trồng nhiều ở Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ
- Cao su: trồng nhiều ở Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ
- Hồ tiêu: trồng nhiều ở Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Duyên hải miền Trung
- Chè: trồng nhiều ở Trung du miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên
- Điều: trồng nhiều ở Đông Nam Bộ
- Dừa: trồng nhiều ở Đồng bằng Sông Cửu Long
+ Cây công nghiệp hàng năm có diện tích bằng 0,9 triệu ha ( chiếm 5,5%)
- Mía: trồng nhiều ở Đồng bằng Sông Cửu Long, Đông Nam Bộ, Duyên hải miền Trung
- Lạc: trồng nhiều ở Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ, Đắc Lắc
- Đậu tương: trồng nhiều ở Trung du miền núi Bắc Bộ, Đắc Lắc, Hà Tây, Đồng Tháp
- Đay: trồng nhiều ở Đồng bằng Sông Hồng
- Cói: trồng nhiều ở ven biển Ninh Bình, Thanh Hóa
- Dâu tằm: tập trung ở Lâm Đồng
- Bông vải: tập trung ở Nam Trung Bộ, Đắc Lắc

Câu 4 Trình bày vai trò, điều kiện sản xuất và hiện trạng sản xuất lương thực ở nước ta.
* Vai trò:
- Cung cấp lương thực cho trên 80 triệu dân.
- Cung cấp thức ăn cho chăn nuôi.
- Tạo nguồn hàng cho xuất khẩu.
- Là cơ sở để đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp.
* Điều kiên sản xuất:
+ Thuận lợi:
- Tài nguyên đất , nước, khí hậu cho phép phát triển sản xuất lương thực phù hợp với các vùng sinh thái nông nghiệp.
+ Khó khăn:
- Nhiều thiên tai và sâu bệnh
* Tình hình sản xuất:
- Diện tích gieo trồng lúa tăng mạnh ( 7,3 triệu ha)
- Năng suất tăng nhanh ( 49 tạ/ha/năm )
- Sản lượng lúa đạt – 36 triệu tấn/năm.
- Bình quân sản lượng lương thực có hạt là 470 kg/người/năm
- Việt Nam trở thành nước xuất khẩu gạo thứ 2 trên thế giới. Trung bình 3 – 4 triệu tấn/năm
- Các vùng sản xuất lương thực trọng điểm của cả nước:
- Đồng bằng sông Hồng: là vùng sản xuất lương thực lớn thứ 2 và là vùng có năng suất lúa cao nhất cả nước.
- Đồng bằng sông Cửu Long: chiếm trên 50% diện tích và sản lượng lúa cả nước, bình quân sản lượng lương thực đạt trên 1000kg/người/năm.

Câu 5 Trình bày tình hình chăn nuôi của nước ta. Nước ta có những thuận lợi nào để đưa chăn nuôi trở thành ngành sản xuất chính? Vì sao trong những năm gần đây, điều kiện phát triển chăn nuôi có nhiều thuận lợi nhưng hiệu quả lại chưa cao và chưa ổn định? Xu hướng phát triển ngành chăn nuôi?
a. Tình hình chăn nuôi của nước ta
* Chăn nuôi lợn và gia cầm
- Là hai nguồn cung cấp thịt chủ yếu.
- Đàn lợn hơn 27 triệu con(2005), Cung cấp hơn 3/4 sản lượng thịt các loại
- Gia cầm với tổng đàn trên 250 triệu con (2003)
- Chăn nuôi lợn và gia cầm tập trung nhiều nhất ở ĐBSH và ĐBSCL
* Chăn nuôi gia súc ăn cỏ
- Nguồn thức ăn chủ yếu là các đồng cỏ tự nhiên.
- Đàn trâu: 2,9 triệu con => nuôi nhiều ở trung du miền núi Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ
- Đàn bò: 5,5 triệu con => nuôi nhiều Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Chăn nuôi bò sữa phát triển mạnh ở TP HCM và Hà Nội,….
- Dê, Cừu: 1,3 triệu con
b. Nước ta có những thuận lợi để đưa chăn nuôi trở thành ngành sản xuất chính
- Nước ta có nhiều điều kiện thuận lợi như: có nhiều đồng cỏ, nguồn thức ăn cho chăn nuôi được đảm bảo tốt hơn (cơ sở chế biến thức ăn cho chăn nuôi, lương thực dư thừa).
- Dịch vụ về giống và thú y có nhiều tiến bộ
- Cơ sở chế biến thực phẩm chăn nuôi được chú trọng phát triển
c. Trong những năm gần đây, điều kiện phát triển chăn nuôi có nhiều thuận lợi nhưng hiệu quả lại chưa cao và chưa ổn định là do:
- Giống gia súc, gia cầm cho năng suất vẫn còn thấp, chất lượng chưa cao.
- Dịch bệnh hại gia súc, gia cầm còn đe dọa trên diện rộng.
- Công nghiệp chế biến chưa đáp ứng được nhu cầu của các thị trường khó tính như: EU, Nhật Bản, Hoa Kỳ,…
d. Xu hướng phát triển ngành chăn nuôi
- Đang tiến mạnh theo xu hướng sản xuất hàng hóa, chăn nuôi trang trại theo hình thức công nghiệp
- Các sản phẩm không qua giết thịt chiếm tỉ trọng ngày càng cao trong giá trị sản xuất của ngành chăn nuôi.

Câu 6 Những điều kiện thuận lợi và khó khăn để phát triển ngành thủy sản nước ta. Tình hình phát triển và phân bố ngành thủy sản nước ta hiện nay.
a. Điều kiện thuận lợi và khó khăn để phát triển ngành thủy sản nước ta
* Thuận lợi:
+ Điều kiên tự nhiên
- Bờ biển dài, vùng đặc quyền kinh tế rộng lớn.
- Có 4 ngư trường trọng điểm: Hải Phòng-Quảng Ninh, quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa, Ninh Thuận-Bình Thuận- Bà Rịa-Vũng Tàu, Cà Mau-Kiên Giang.
- Nguồn thủy sản rất phong phú. Tổng trữ lượng hải sản khoảng 3,9 – 4,0 triệu tấn cho phép khai thác hằng năm 1,9 triệu tấn. Biển nước ta có hơn 2000 loài cá, 100 loài tôm, rong biển hơn 600 loài…
- Dọc bờ biển có nhiều vũng - vịnh, đầm phá, các rừng ngập mặn có khả năng nuôi trồng hải sản. Nước ta có nhiều sông suối, kênh rạch,.. có thể nuôi thủy sản nước ngọt
+ Điều kiên xã hội
- Ngư dân có kinh nghiệm đánh bắt và nuôi trồng thủy sản
- Tàu thuyền, ngư cụ ngày càng đổi mới, các phương tiên đánh bắt được đổi mới hơn.
- Nhà nước có chính sách khuyến khích phát triển
- Thị trường tiêu thụ được mở rộng trong và ngoài nước.
* Khó Khăn:
- Hàng năm có 9 đến 10 cơn bão, 30 đến 35 lượt gió mùa đông bắc thổi về làm giảm số ngày ra khơi của ngư dân.
- Tàu thuyền tuy được đổi mới nhưng còn chậm, hệ thống cảng cá chưa đáp ứng được nhu cầu
- Môi trường nước bị ô nhiễm làm suy giảm số lượng thủy sản.
b. Tình hình phát triển và phân bố ngành thủy sản nước ta hiện nay
- Sản lượng thủy sản năm 2005 là hơn 3,4 triệu tấn, sản lương bình quân đạt 42 kg/người/năm
+ Khai thác thủy sản:
- Sản lượng khai thác hải sản: 1791 nghìn tấn năm 2005 gấp 2,7 lần 1990
- Sản lượng khai thác thủy sản 1987,9 nghìn tấn (2005)
- Tập trung khai thác ở duyên hải Nam Trung Bộ và Nam Bộ
+ Ngành nuôi trồng thủy sản
- Tiềm năng nuôi trồng thủy sản còn nhiều, diện tích mặt nước để nuôi trồng thủy sản là gần 1 triệu ha. Trong đó ĐBSCL chiếm hơn 70%
- Ngành nuôi tôm phát triển mạnh với hình thức thâm canh và thâm canh công nghiệp
- Nghề nuôi cá nước ngọt cũng phát triển đặc biệt là ở ĐBSCL và ĐBSH nhất là ở An Giang nổi tiếng nuôi cá Tra và cá Basa.

Câu 7 Thế nào là cơ cấu công nghiệp ngành? Chứng minh cơ cấu công nghiệp nước ta đa dạng và đang từng bước thay đổi mạnh mẽ theo hướng ngày càng hợp lí hơn. Phương hướng hoàn thiện cơ cấu ngành?
* Khái niệm cơ cấu công nghiệp theo ngành:
- Thể hiện tỉ trọng giá trị sản xuất của từng ngành( nhóm ngành) trong toàn bộ hệ thống các ngành công nghiệp. Nó được hình thành phù hợp với các điều kiện cụ thể trong và ngoài nước trong mỗi giai đoạn nhất định.
* Chứng minh cơ cấu công nghiệp nước ta đa dạng và đang từng bước thay đổi mạnh mẽ theo hướng ngày càng hợp lí hơn
- Cơ cấu ngành công nghiệp nước ta tương đối đa dạng với đầy đủ các ngành quan trọng thuộc 3 nhóm chính: Công nghiệp khai thác, công nghiệp chế biến, công nghiệp sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước với 29 ngành khác nhau.
Trong đó nổi lên một số ngành công nghiệp trọng điểm là những ngành có thế mạnh lâu dài, mang lại hiệu quả kinh tế cao, và có tác động mạnh mẽ đến việc phát triển các ngành KT khác
- Cơ cấu ngành công nghiệp nước ta có sự chuyển dijchrox rệt nhằm thích nghi với tình hình mới.
+ Tăng tỉ trọng nhóm ngành công nghiệp chế biến.
+ Giảm tỉ trọng nhóm ngành công nghiệp khai thác và công nghiệp sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước.
* Phương hướng hoàn thiện cơ cấu ngành
+ Xây dựng cơ cấu linh hoạt, phù hợp với điều kiên Việt Nam, thích ứng với nền kinh tế thế giới.
+ Đẩy mạnh phát triển các ngành mũi nhọn và trọng điểm đưa công nghiệp điên năng đi trước 1 bước.
+ Đầu tư theo chiều sâu, đổi mới thiết bị công nghệ.

Câu 8 Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam và kiến thức đã học, hãy:
a/ Chứng minh sự phân hóa lãnh thổ công nghiệp nước ta.
b/ Giải thích vì sao ĐBSH và vùng phụ cận có mức độ tập trung công nghiệp vào loại cao nhất cả nước.
a/ Hoạt động công nghiệp tập trung chủ yếu ở một số khu vực:
- ĐBSH & vùng phụ cận có mức độ tập trung công nghiệp theo lãnh thổ cao nhất nước. Từ Hà Nội tỏa theo các hướng với các cụm chuyên môn hoá:
+ Hải Phòng-Hạ Long-Cẩm Phả: khai thác than , cơ khí.
+ Đáp Cầu- Bắc Giang: phân hoá học, vật liệu xây dựng.
+ Đông Anh-Thái Nguyên: luyện kim ,cơ khí.
+ Việt Trì-Lâm Thao-Phú Thọ: hoá chất, giấy.
+ Hoà Bình-Sơn La: thuỷ điện.
+ Nam Định-Ninh Bình-Thanh Hoá: dệt, ximăng, điện.
- Ở Nam Bộ: hình thành 1 dải công nghiệp với các TTCN trọng điểm: TP.HCM, Biên Hoà, Vũng Tàu, có các ngành: khai thác dầu, khí; thực phẩm, luyện kim, điện tử TP.HCM là trung tâm công nghiệp lớn nhất cả nước.
- Duyên Hải Miền Trung: Huế, Đà Nẵng, Vinh, với các ngành: cơ khí, thực phẩm, điện  Đà Nẵng là trung tâm công nghiệp lớn nhất vùng.
- Vùng núi: công nghiệp chậm phát triển, phân bố phân tán, rời rạc.
b/ ĐBSH và vùng phụ cận có mức độ tập trung công nghiệp vào loại cao nhất cả nước, vì:
- Vị trí địa lý thuận lợi và nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc.
- Tài nguyên khoáng sản phong phú, tập trung vùng phụ cận.
- Nông, thuỷ sản dồi dào là nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.
- Nguồn lao động dồi dào, có trình độ chất lượng cao, thị trường tiêu thụ rộng lớn.
- Cơ sở vật chất kỹ thuật tốt, có thủ đô Hà Nội-trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa lớn bậc nhất cả nước.

Câu 9 Trình bày cơ cấu ngành công nghiệp năng lượng nước ta? Tại sao công nghiệp năng lượng lại là ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta?
* Cơ cấu ngành công nghiệp năng lượng nước ta
1. Công nghiệp khai thác nguyên nhiên liệu:
a/Công nghiệp khai thác than:
-Than antraxít tập trung ở Quảng Ninh với trữ lượng hơn 3 tỷ tấn, chiếm hơn 90% trữ lượng than cả nước, ngoài ra còn có than nâu ở Đồng Bằng Sông Hồng với trữ lượng hang chục tỉ tấn, than bùn ở Đồng bằng Sông Cửu Long có trữ lượng rất lớn.
-Than được khai thức dưới hình thức lộ thiên và hầm lò. Năm 2005, sản lượng than đạt hơn 34 triệu tấn, tiêu thụ trong và ngoài nước.
b/Công nghiệp khai thác dầu khí:
-Tập trung ở các bể trầm tích ngoài thềm lục địa: bể trầm tích S.Hồng, Trung Bộ, Cửu Long, Nam Côn Sơn, Thổ Chu-Mã Lai, với trữ lượng vài tỷ tấn dầu, hàng trăm tỷ m3 khí.
-Năm 1986, bắt đầu khai thác đến năm 2005, sản lượng dầu đạt 18,5 triệu tấn. (Năm 2009, đưa vào họat động nhà máy lọc dầu Dung Quất, Quảng Ngãi).
-Khí đốt còn được đưa vào phục vụ cho các ngành công nghiệp điện lực, sản xuất phân bón như: nhà máy nhiệt điện và sản xuất phân đạm Phú Mỹ, Cà Mau.
2. Công nghiệp điện lực:
a/Tình hình phát triển và cơ cấu:
- Nước ta có nhiều tiềm năng để phát triển công nghiệp điện lực.
- Từ năm 1991 đến 1996 thủy điện chiếm hơn 70%
- Đến nay, sản lượng điện tăng rất nhanh đạt 52,1 tỷ kwh (2005), trong đó nhiệt điện cung cấp 70% sản lượng địên.
- Đường dây 500 kv được xây dựng từ Hoà Bình đi Phú Lâm (TP.HCM) đưa vào hoạt động.
b/Thủy điện:
+ Tiềm năng rất lớn, khoảng 30 triệu KW, tập trung ở hệ thống sông Hồng (37%) và sông Đồng Nai (19%).
+ Hàng loạt các nhà máy thủy điện công suất lớn đang hoạt động: Hòa Bình (1900 MW), Yaly (700MW), Trị An (400 MW)…
+ Nhiều nhà máy đang triển khai xây dựng: Sơn La (2400 MW), Tuyên Quang (340 MW)
c/Nhiệt điện:
+ Nhiên liệu dồi dào: than, dầu khí; nguồn nhiên liệu tiềm tàng: năng lượng mặt trời, sức gió…
+ Các nhà máy nhiệt điện phía bắc chủ yếu dựa vào than ở Quảng Ninh, các nhà máy nhiệt điện ở miền Trung và miền Nam chủ yếu dựa vào dầu, khí.
+ Hàng loạt nhà máy nhiệt điện có công suất lớn đi vào hoạt động: Phả Lại 1 và 2 (trên 1000 MW), Uông Bí và Uông Bí mở rộng (450 MW), Phú Mỹ 1, 2, 3, 4 (4100 MW), Cà Mau 1, 2 (1500 MW)…
* Công nghiệp năng lượng lại là ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta do:
a/ Thế mạnh lâu dài:
- Nguồn nhiên liệu phong phú
- Than antraxít tập trung ở Quảng Ninh với trữ lượng hơn 3 tỷ tấn, ngoài ra còn có than nâu ở Đồng Bằng Sông Hồng với trữ lượng hang chục tỉ tấn, than bùn ở Đồng bằng Sông Cửu Long có trữ lượng rất lớn.
- Dầu khí với trữ lượng vài tỷ tấn dầu, hàng trăm tỷ m3 khí.
- Thủy năng có tiềm năng rất lớn, khoảng 30 triệu KW, tập trung ở hệ thống sông Hồng (37%) và sông Đồng Nai (19%)
- Các nguồn năng lượng khác: gió, thuỷ triều, năng lượng mặt trời…
- Nhu cầu tiêu dùng lớn.
b/ Mang lại hiệu quả cao:
- Sản lượng điên cả nước tăng, tăng nhanh ( năm 2000 là 26,7% đến năm 2007 tăng lên 64,1%)
-Tổng giá trị sản xuất NL chiếm tỉ trọng khá cao trong cơ cấu ngành công nghiệp
- Có nhà máy điện công xuất lớn( Đã xây dựng là Hòa Bình, Phả Lại, Uông Bí, Cà Mau, Phú Mĩ. Đang xây dựng là Thác Bà, Sơn La)
- Đường dây tải điện 500kv
- Thị trường tiêu thụ rộng lớn, đáp ứng nhu cầu cho sản xuất và sinh hoạt của người dân.
- Đẩy mạnh tốc độ phát triển kinh tế, phục vụ công cuộc CNH, HĐH. Than, dầu thô còn có xuất khẩu.
- Nâng cao đời sống nhất là đồng bào ở vùng sâu, vùng xa.
- Giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
c/ Tác động đến các ngành kinh tế khác:
- Giao thông vận tải, Cơ khí, CN khai thác nguyên nhiên liệu.

Câu 10 Tại sao công nghiệp chế biến LT-TP lại là ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta?
a/ Thế mạnh lâu dài:
- Nước ta là một nước nông nghiệp nên có nguồn lương thực lâu dài. Đặc biệt là có 2 đồng bằng lớn là ĐB Sông Hồng và ĐB Sông Cửu Long.
- Có nguồn thủy sản phong phú.
- Có 4 ngư trường trọng điểm: Cà Mau - Kiên Giang( ngư trường Vịnh Thái Lan), Bình Phước - Bình Thuận - Bà Rịa - Vũng Tàu, ngư trường Hải Phòng - Quảng Ninh ( ngư trường vịnh Bắc Bộ) và ngư trường quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.
- Nhu cầu LT -Tp của con người ko ngừng tăng.
b/ Mang lại hiệu quả cao:
- Có xu hướng tăng nhanh, tỉ trọng cao(25%)
- Nước ta có sản lượng xuất khẩu gạo đứng thứ 2 thế giới
- Bình quân LT đạt 470kg/ng, năng suất đạt 49 tạ ha/năm
- Không đòi hỏi vốn đầu tư lớn nhưng lại thu hồi vốn nhanh.
- Chiếm tỷ trọng khá cao trong giá trị sản lượng công nghiệp cả nước và giá trị xuất khẩu.
- Giải quyết nhiều việc làm và nâng cao thu nhập của người lao động.
c/ Tác động đến các ngành kinh tế khác:
- Thúc đẩy sự hình thành các vùng chuyên môn hóa nông nghiệp.
- Đẩy mạnh phát triển các ngành ngư nghiệp, sản xuất hàng tiêu dùng, ngành CN cơ khí, chế tạo, luyện kim, hóa chất, ngành giao thông vận tải

Câu 11 Tại sao Đông Nam Bộ có giá trị sản xuất công nghiệp lớn nhất cả nước?
- Có vị trí địa lý thuận lợi giao thương và nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
- Có trữ lượng lớn về dầu khí. Ngoài ra còn có tiềm năng về thuỷ điện, tài nguyên rừng, thuỷ sản…và là vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn nhất cả nước.
- Nguồn lao động dồi dào, có trình độ chuyên môn cao, thị trường tiêu thụ rộng lớn.
- Cơ sở vật chất kỹ thuật tốt hơn các vùng khác. Có thành phố Hồ Chí Minh-trung tâm kinh tế lớn nhất nước.
- Thu hút đầu tư nước ngoài lớn nhất cả nước.
- Có đường lối phát triển năng động.

Câu 12 Chứng minh rằng hoạt động xuất nhập khẩu nước ta đang có những chuyển biến tích cực trong những năm gần đây.
* Tình hình:
- Hoạt động Xuất Nhập Khẩu có nhiều chuyển biến rõ rệt.
- Năm 1992, lần đầu tiên cán cân Xuất Nhập Khẩu tiến tới cân đối
- Năm 1993 đến nay nước ta tiếp tục nhập siêu nhưng đã khác về bản chất.
- Tổng giá trị Xuất Nhập Khẩu tăng liên tục từ 5,2 tỷ USD năm 1990 lên 69,2 tỷ USD năm 2005.
- Thị trường mua bán ngày càng mở rộng theo hướng đa dạng hóa, đa phương hóa.
- Năm 2007, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của WTO, tạo ra nhiều cơ hội và thách thức.
* Xuất khẩu:
-Xuất Khẩu liên tục tăng: 1990 đạt 2,4 tỷ USD tăng lên 32,4 tỷ USD vào năm 2005.
-Các mặt hàng Xuất Khẩu ngày càng phong phú: giảm tỷ trọng của nhóm hàng nông lâm thuỷ sản, tăng tỷ trọng của nhóm hàng công nghiệp nặng và khoáng sản, hàng công nghiệp nặng nhẹ và tiểu thủ công nghiệp.
-Thị trường Xuất Khẩu lớn nhất hiện nay là Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc.
* Nhập khẩu:
-Tăng khá mạnh: 1990 đạt 2,8 tỷ USD tăng lên 36,8 tỷ USD vào năm 2005 nhập siêu
-Các mặt hàng Nhập Khẩu: tăng tỷ trọng nhóm hàng tư liệu sản xuất, giảm tỷ trọng nhóm hàng tiêu dùng, nguyên liệu…
-Thị trường Nhập Khẩu chủ yếu là khu vực châu Á-Thái Bình Dương và Châu Âu.
* Cơ chế chính sách có nhiều thay đổi theo hướng mở rộng quyền Xuất Nhập Khẩu cho các ngành và các địa phương, tăng sự quản lý thống nhất của Nhà nước bằng pháp luật.

Câu 13 Chứng minh rằng tài nguyên du lịch nước ta tương đối phong phú và đa dạng.
a/Tài nguyên du lịch tự nhiên: Phong phú và đa dạng, gồm: địa hình, khí hậu, nước, sinh vật.
- Về địa hình có nhiều cảnh quan đẹp như: đồi núi, đồng bằng, bờ biển, hải đảo. Địa hình Caxtơ với hơn 200 hang động, nhiều thắng cảnh nổi tiếng như: vịnh Hạ Long, Phong Nha-Kẽ Bàng…
- Sự đa dạng của khí hậu thuận lợi cho phát triển du lịch, nhất là phân hóa theo độ cao. Tuy nhiên cũng bị ảnh hưởng như thiên tai, sự phân mùa của khí hậu.
- Nhiều vùng sông nước trở thành các điểm tham quan du lịch như: hệ thống s.Cửu Long, các hồ tự nhiên (Ba Bể) và nhân tạo (Hoà Bình, Dầu Tiếng). Ngoài ra còn có nguồn nước khoáng thiên nhiên có sức hút cao đối với du khách.
- Tài nguyên SV có nhiều giá trị: nước ta có hơn 30 vườn quốc gia.
b/Tài nguyên du lịch nhân văn: gồm: di tích, lễ hội, tài nguyên khác…
- Các di tích văn hóa-lịch sử có giá trị hàng đầu. Cả nước có 2.600 di tích được Nhà nước xếp hạng, các di tích được công nhận là di sản văn hóa thế giới như: Cố đô Huế, Phố cổ Hội An, Di tích Mỹ Sơn; di sản phi vật thể như: Nhã nhạc cung đình Huế, Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên.
- Các lễ hội diễn ra khắp cả nước, có ý nghĩa qưuốc gia là lễ hội đền Hùng, kéo dài nhất là lễ hội Chùa Hương…
- Hàng loạt làng nghề truyền thống và các sản phẩm đặc sắc khác có khả năng phục vụ mục đích du lịch

Biên Soạn: Sk_pr0 12D

>> Trang Chủ